1. Chọn một công ty
Một công ty vừa sức? Một công ty bạn mơ ước từ lâu? Dù thế nào thì cũng hãy chọn cho mình một công ty – một mục tiêu.2. Điều tra về công ty đó
Bước này thực sự quan trọng. Biết người biết ta – Trăm trận trăm thắng. Để được phỏng vấn, bạn cần thể hiện giá trị của mình đối với công ty. Để xác định giá trị của bạn đối với công ty, bạn cần tích cực tiến hành điều tra. Dù chuyên môn của bạn là gì thì hãy tự đặt mình vào vị thế là nhân viên của công ty và tự hỏi "Tôi phải làm gì để phát triển công ty/ tăng doanh thu bán hàng/ đẩy nhanh quá trình sản xuất/ nâng cao chất lượng sản phẩm/ giảm lãng phí...?"Có rất nhiều nguồn thông tin về các công ty như internet, báo chí, cựu nhân viên của công ty. Hãy khéo léo nghiên cứu thật kỹ công ty trước khi ứng tuyển. Điều này cũng giúp bạn tránh được những công ty lừa đảo đang hoành hành.
3. Viết một bức thư ấn tượng để xin được phỏng vấn
Một bức thư ấn tượng không phải là những lời sáo rỗng tâng bốc bản thân lên tận mây xanh. Điều đó bất cứ ai cũng làm được. Bức thư ấn tượng ở đây chỉ thực hiện được sau khi bạn đã nghiên cứu kỹ về công ty bạn dự định ứng tuyển. Nghiên cứu kỹ lưỡng sẽ chỉ cho bạn thấy những vấn đề công ty đang mắc phải, hãy suy nghĩ về các giải pháp khả thi và đưa nó vào bức thư của bạn thật cẩn thận. Bạn sẽ có một cuộc hẹn phỏng vấn. Và nếu vì một lý do nào đó, công ty không tuyển dụng bạn thì bạn vẫn có được một ấn tượng tốt từ người phỏng vấn. Một khởi đầu tốt, phải không?4. Tham gia phỏng vấn như một cuộc chào hàng
Phỏng vấn là một cuộc chào hàng, bạn là sản phẩm cần bán và cũng là người thuyết phục người mua, khách hàng là người đưa ra quyết định tuyển dụng của công ty. Hãy thuyết phục với nhà tuyển dụng rằng bạn có giá trị lớn hơn khoản đầu tư mà họ sẽ bỏ ra. Để làm được điều này bạn cần lên kế hoạch trước cho cuộc phỏng vấn.5. Lên kế hoạch trước cho cuộc phỏng vấn
Hãy lập kế hoạch cụ thể và tìm hiểu người phỏng vấn. Đừng lo lắng vì không hoàn thành bản kế hoạch, tuy nhiên, càng kỹ lưỡng thì càng tốt cho bạn.Sau đây là một số câu hỏi gợi mở cho bản kế hoạch của bạn:
○ Tên công ty mà bạn ứng tuyển là gì? (Nhớ phiên âm cho đúng nếu tên công ty khó đọc) Công ty hoạt động trong ngành nào, sản phẩm chính là gì? Khách hàng là đối tượng nào? Đối thủ cạnh tranh là công ty/ tổ chức nào? Danh tiếng và hình ảnh hiện nay của công ty ra sao? Sưu tầm một vài tin tức nổi bật về công ty?
○ Lịch phỏng vấn khi nào? Ở đâu? Với ai?
○ Nếu có thể hãy tìm hiểu về người phỏng vấn. Tên họ đầy đủ người phỏng vấn là gì? Chức danh và vai trò của họ trong công ty là gì? Sở thích, các mối quan hệ, kinh nghiệm của người phỏng vấn cũng nên được đưa vào bản kế hoạch phỏng vấn của bạn.
○ Hãy tự hỏi rằng, tại sao công ty nên tuyển bạn? Bạn sẽ mang lại lợi ích gì cho công ty?
○ Hãy đặt ra mục tiêu cho buổi phỏng vấn. Có được việc làm? Lọt vào vòng phỏng vấn tiếp theo? Được thử việc?... Hãy đặt ra mục tiêu và cố gắng đạt được nó cũng như trên mọi đường đua đều có đích đến, không ai chạy mãi đến chết cả.
○ Bạn lo ngại gì trong khi phỏng vấn? Liệt kê hết ra đi và tìm cho mình giải pháp.
Có thể còn nhiều câu hỏi, nhiều việc phải chuẩn bị hơn nữa nhưng ít nhất hãy tự trả lời được các câu hỏi trên để mang lại cho mình một buổi phỏng vấn như ý.
6. Tính bằng con số giá trị tiềm năng của bạn đối với công ty
Bạn sẽ mang lại giá trị cụ thể nào cho công ty? Tăng doanh thu bán hàng? Giảm thiểu tiền/ nhiên liệu lãng phí? Tăng bao nhiêu, giảm bao nhiêu, hãy ước tính nó và thể hiện nó ra cho nhà tuyển dụng nhìn thấy giá trị của bạn.Ví dụ: công ty thuê bạn và bạn giúp tăng doanh số công ty lên A đồng thì giá trí của bạn sẽ là phần lợi nhuận từ A đồng đó.
7. Mang lại điều gì đó hữu ích cho công ty trong cuộc phỏng vấn
Tại sao công ty nên tuyển dụng bạn? Bạn có biết vì sao không, nếu không thì rất có thể công ty cũng vậy! Câu hỏi đặt ra ở đầu rất liên quan tới vấn đề kinh tế của công ty. Bạn có thể giúp công ty cải thiện tình hình bán hàng đang rất tồi tê; bạn có thể giúp công ty xây dựng hình ảnh tốt đẹp hơn trong mắt khách hàng.... Bằng kỹ năng của mình hãy suy nghĩ xem bạn làm được gì cho công ty và đưa ra vài giải pháp trong buổi phỏng vấn. Tất nhiên để biết được công ty đang gặp vấn đề gì thì bạn phải nghiên cứu như các mục trước đã đề cập.8. Biết phân tích nhu cầu trong cuộc phỏng vấn
Thông thường, những cá nhân khác có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định tuyển dụng có thể là sếp, đồng nghiệp của người phỏng vấn hay chủ tịch công ty. Bất cứ người nào trên đây không ủng hộ việc tuyển dụng bạn, thì cơ hội trúng tuyển cũng sẽ rất thấp. Vì vậy, hãy thận trọng tìm hiểu và phân tích các mối quan tâm và nhu cầu của họ, sau đó chứng minh rằng bạn có thể thỏa mãn nó.9. Với mỗi công ty, viết một bản sơ yếu lý lịch riêng
Mỗi một công ty đều có đặc điểm, cơ cấu quản lý và thương hiệu riêng. Không có công ty nào giống nhau. Vì vậy một bản sơ yếu lý lịch thì không thể áp dụng cho tất cả công ty được. Cũng giống như bạn không thể mặc loại trang phục thường ngày để đi làm, rồi đi dự tiệc, đi gặp bạn trai/ bạn gái của bạn được. Để được chú ý tới, bản sơ yếu lý lịch của bạn phải liên kết với người đọc. Muốn vậy, bản sơ yếu lí lịch phải thỏa mãn nhu cầu tuyển dụng và mối quan tâm của người đọc, phải phản ánh nhu cầu riêng của từng công ty. Hãy nghiên cứu kỹ công ty tuyển dụng đang cần gì, và viết một CV làm nổi bật các thế mạnh phù hợp với nhu cầu công ty.10. Coi bản sơ yếu lý lịch như tài liệu giới thiệu sản phẩm
Hãy nghĩ rằng, bạn là một người bán hàng đồng thời cũng là sản phẩm và sơ yếu lý lịch là tài liệu giới thiệu sản phẩm. Một người bán hàng có kinh nghiệm sẽ không gửi tài liệu giới thiệu sản phẩm tới trước khi gặp khách hàng tiềm năng. Vì họ biết rằng có thể khách hàng sẽ không đọc nó. Người bán hàng có kinh nghiệm sẽ gửi tài liệu về sản phẩm sau cuộc gặp đầu tiên vói khách hàng. Nếu bản tài liệu không thực sự thích hợp với nhu cầu của khách hàng, người bán hàng phải nêu bật được lợi ích mà sản phẩm có thể mang lại cho khách hàng. Người bán hàng có kinh nghiệm sẽ biết cách làm cho sản phẩm của họ được quan tâm và sẽ sử dụng tài liệu về sản phẩm để khẳng định thêm rằng đó là một sản phẩm đáng quan tâm.Rút kết lại rằng, bản sơ yếu lý lịch của bạn sẽ có giá trị hơn rất nhiều nếu nó được gửi sau khi bạn có một buổi gặp gỡ với nhà tuyển dụng. Đừng gửi sơ yếu lý lịch khi chưa có khởi đầu thích hợp.
11. Gửi thư cảm ơn tới từng nhà phỏng vấn trong vòng một ngày sau một phỏng vấn
Điều đó thể hiện tư cách, sự tôn trọng, tiềm năng và đẳng cấp của bạn. Một cách hay để xây dựng các mối quan hệ tốt.12. Lên kế hoạch cho những cuộc phỏng vấn tiếp theo.
Lặp lại các bước trên.... Sẵn sàng tinh thần cho các cuộc phỏng vấn tiếp theoĐể Viết Được Một CV Chuyên Nghiệp
- Cách viết một CV ấn tượng
- Cách viết CV Tiếng Việt và Tiếng Anh
- Hướng dẫn làm CV chuyên nghiệp
- Những mẫu thiết kế CV chuyên nghiệp, sáng tạo
- Tầm quan trọng của một CV ấn tượng, sáng tạo
0 nhận xét:
Đăng nhận xét